Top 18 CPU mạnh nhất hiện nay trong năm 2023 mà ai cũng phải biết

23-05-2023

Đối với những công việc nặng, các bạn sẽ cần đến một hệ thống PC đủ mạnh để đáp ứng đủ sức mạnh nhằm xử lý các tác vụ khi làm việc. Trong hầu hết các công việc đều cần đến sự tham gia, xử lý đến từ CPU. Và những chiếc CPU mạnh nhất hiện nay bên dưới đây sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

1. CPU Intel Core

Trong danh sách những chiếc CPU mạnh nhất hiện nay chắc chắn sẽ không thể nào thiếu đi chip xử lý đến từ nhà Intel. Chỉ riêng với dòng CPU Core i phổ thông của Intel cũng đã đủ sức mạnh để giúp bạn giải quyết các tác vụ nặng. Và những dòng sản phẩm bên dưới đây chắc chắn có thể đáp ứng mọi nhu cầu làm việc nặng nhất.

1.1. CPU Core i9

Intel Core i9 đích thị là con CPU mạnh nhất hiện nay
Intel Core i9 đích thị là con CPU mạnh nhất hiện nay

CPU Core i9 chắc chắn luôn luôn là dòng CPU mạnh nhất hiện nay mà giá thành lại rất hợp lý. Dành cho ai chưa biết thì CPU Core i9 là dòng chip xử lý thuộc phân khúc cao cấp, dễ tiếp cận nhất. Hiệu năng/giá thành (P/P) của những chiếc CPU Core i9 luôn luôn đạt mức tốt nhất trên thị trường. Nếu bạn quan tâm thì Khóa Vàng sẽ bật mí ba con CPU Core i9 mạnh mẽ nhất hiện nay.

  • CPU Core i9-13900K: Con chip này sở hữu cấu trúc Raptor Lake S đem lại 24 nhân, 48 luồng, xung nhịp cơ bản 3GHz, tối đa 5.4Ghz. Đúng với cái tên của cấu trúc, CPU Core i9-13900K thật sự là một chú “khủng long” trong làng CPU thế giới. Con chip này còn hỗ trợ cả RAM DDR5 với tốc độ tối đa lên đến 6800MT/s. Bất kỳ công việc nặng nhọc nào cũng có thể được giải quyết nhẹ nhàng.
  • CPU Core i9-13900KS: Đây là phiên bản nâng cấp hơn của chiếc i9-13900K. Nhìn chung, phiên bản này cũng có cấu hình khá tương tự phiên bản 13900K. Cả hai đều cùng có 24 nhân, 48 luồng. Đổi lại, xung nhịp cơ bản giờ nay đã được tăng lên 3.2GHz, tối đa 6Ghz. Nhờ sự cải tiến về xung nhịp, tốc độ xử lý của chiếc Core i9-13900KS đã được tăng lên đáng kể.
  • CPU Core i9-13900KF: Chiếc CPU này sở hữu cấu hình hệt như chiếc 13900K. Phải nói rằng chẳng khác gì so với phiên bản 13900K, từ số nhân, luồng, xung nhịp cơ bản, xung nhịp Boost đều như nhau. Điểm khác biệt là con chip này sẽ không có GPU tích hợp.

1.2 CPU Core i7

Intel Core i7 mạnh không thua gì Core i9 mà giá mềm hơn
Intel Core i7 mạng cũng không kém cạnh Core i9 mà giá mềm hơn

Quả thật CPU Core i9 của nhà Intel đang thuộc top những chiếc CPU mạnh nhất hiện nay. Tuy nhiên, giá thành của các con chip xử lý i9 tương đối cao. Nếu bạn vẫn muốn một con CPU có thể xử lý tác vụ nặng, mà giá thành dễ tiếp cận hơn. Vậy thì mọi người nên thử trải nghiệm các con CPU Core i7 Intel. Sự chênh lệch về sức mạnh cũng không quá nhiều so với Core i9.

  • CPU Core i7-13700K: Con chip này có đến tận 16 nhân, 24 luồng, xung nhịp cơ bản 3.4GHz, tối đa 5.4GHz. Thông số này cũng gần như tương đương với các dòng Core i9 bên trên. Thậm chí, chiếc Intel Core i7 Intel này còn mạnh mẽ hơn cả chiếc Core i9 vừa được ra mắt. Hơn hết, giá thành của Core i7-13700K thấp hơn khá nhiều với các con Core i9.
  • CPU Core i7-13700KF: Cũng là Core i7-13700K nhưng lại có thêm hậu tố F, tức con chip này sẽ không có GPU tích hợp. Ngoài điểm khác biệt này thì sức mạnh của Core i7-13700KF tương đương như i7-13700KF. Vì không có GPU tích hợp nên giá thành được cắt giảm đi một chút, dễ dàng tiếp cận hơn.
  • CPU Core i7-13700: Dòng CPU không có hậu tố K thuộc dạng bình dân hơn và sức mạnh cũng bị giảm đi. Chi tiết hơn thì Core i7-13700 chỉ có 16 nhân, 24 luồng, xung nhịp cơ bản 2.1GHz, đạt tối đa 5.2GHz. Core i7-13700 vẫn mạnh như thọt nhiều so với các bản có hậu tố K, KF bên trên.

2. CPU Intel Xeon

CPU Xeon tạo ra một cấu hình máy trạm, Server ổn định nhất
CPU Xeon tạo ra một cấu hình máy trạm, Server ổn định nhất

Chiếc CPU Xeon cũng được đánh giá là dòng CPU mạnh nhất hiện tại. Nhà Intel đặc biệt thiết kế dòng chip này dành cho hệ thống máy chủ (Server) của các công ty, doanh nghiệp. Dòng CPU Xeon này có số nhân, luồng vô cùng khủng, cùng bộ dung lượng Cache cao mang lại tính ổn định cho hệ thống. Hơn hết, CPU Xeon có thể chạy song song cùng nhiều CPU khác.

  • CPU Xeon D: Dòng chip này nổi tiếng với khả năng tối ưu hóa hiệu năng, tiết kiệm nguồn năng lượng tiêu thụ (TPD). Dù phải luôn thực hiện những công việc nặng nhưng với dung lượng Cache lên đến tận 12Mb, tốc độ xử lý cơ bản 2.9Ghz,... Chiếc CPU này sẽ giúp duy trì Server của các doanh nghiệp siêu ổn định, lại tiết kiệm điện năng.
  • CPU Xeon W: Con chip Xeon W này thường xuyên được sử dụng trên những chiếc máy tính trạm (Workstation). Xeon W với dung lượng Cache đạt tận 25Mb, xung nhịp cơ bản 4.1Ghz nên đem lại hiệu năng siêu khủng. Con chip này thường được sử dụng để làm các tác vụ nặng với VFX, CAD 3D, render 3D, nuôi AI,...
  • CPU Xeon E: Con chip này được xem là linh kiện tối thượng đối với những chiếc PC cơ bản, máy trạm chuyên nghiệp,... Bởi lẽ giá thành của CPU Xeon E tương đối rẻ, dễ tiếp cận,... lại quá phù hợp với cho những chiếc Workstation. Nhất là khi Xeon E có tận 8 nhân, 16 lường, 16Mb Cache, tốc độ xử lý đạt 3.4Ghz,... Không chỉ có sức mạnh lớn, khả năng bảo mật của dòng chip này cũng rất hiện đại, an toàn.

3. CPU AMD Ryzen

Trện thị trường hiện nay, “bầu trời đang bị chia thành nửa”, đội Xanh và đội Đỏ. Theo như những trải nghiệm thực tế, các con chip của nhà AMD trong các năm trở lại mạnh mẽ hơn Intel khá nhiều. Đã có những bài kiểm tra hiệu năng và cho ra kết quả vượt trội so với các dòng chip Core i của nhà Intel. Khóa vàng sẽ tiết lộ những con CPU mạnh nhất hiện nay của nhà AMD dưới đây:

3.1. CPU Ryzen 9

Ryzen 9 là đối thủ cạnh tranh với Intel Core i9 cho danh hiệu CPU mạnh nhất hiện nay
Ryzen 9 là đối thủ cạnh tranh với Intel Core i9 cho danh hiệu CPU mạnh nhất hiện nay

CPU Ryzen 9 được đánh giá rất cao về mặt hiệu năng. Thậm chí, điểm Benchmark của những chiếc Ryzen 9 còn vượt trội hơn cả các con Core i9 mạnh nhất của nhà Intel. Đáng quan tâm hơn, giá thành của những chiếc Ryzen 9 cạnh tranh hơn kha khá so với các con chip cùng phân khúc trên thị trường. Mọi người có thể tham khảo chi tiết thông số của các con CPU mạnh nhất hiện nay của nhà AMD:

Tên CPU Thông số
Ryzen 9 7950X3D

Số nhân (Cores): 16.

Số luồng (Threads): 32.

Tốc độ xử lý: Xung cơ bản 4.2GHz, xung tối đa 5.7GHz.

Bộ nhớ đệm L1: 1 MB.

Bộ nhớ đệm L2: 16 MB.

Bộ nhớ đệm L3: 128 MB.

Mở khóa để ép xung: Có.

Công nghệ xử lý cho lõi CPU TSMC: 5nm FinFET.

Socket: AM5.

Phiên bản PCI Express: PCIe® 5.0.

Giải pháp tản nhiệt (PIB): Không có sẵn.

Điện năng tiêu thụ mặc định: 120 W.

Bộ nhớ hỗ trợ:

Loại: DDR5.
Kênh: 2.
Tốc độ bộ nhớ tối đa: 
2x1R DDR5-5200.
2x2R DDR5-5200.
4x1R DDR5-3600.
4x2R DDR5-3600.
Tính năng đồ họa

Graphics Model: AMD Radeon™ Graphics.
Graphics Core Count: 2.
Graphics Frequency: 2200 MHz.
GPU Base: 400 MHz.
Công nghệ hỗ trợ: 

AMD EXPO™ Technology.
AMD Ryzen™ Technologies.

Ryzen 9 7950X

Số nhân (Cores): 16.

Số luồng (Threads): 32.

Tốc độ xử lý: Xung cơ bản 4.5GHz, xung tối đa 5.7GHz

Bộ nhớ đệm L1: 1 MB.

Bộ nhớ đệm L2: 16 MB.

Bộ nhớ đệm L3: 64 MB.

Mở khóa để ép xung: Có.

Công nghệ xử lý cho lõi CPU TSMC: 5nm FinFET

Socket AM5: 

Phiên bản PCI Express 
PCIe® 5.0
Giải pháp tản nhiệt (PIB): Không có sẵn

Điện năng tiêu thụ mặc định: 170 W

Bộ nhớ hỗ trợ: 

Loại: DDR5
Kênh: 2
Tốc độ bộ nhớ tối đa: 

2x1R DDR5-5200
2x2R DDR5-5200
4x1R DDR5-3600
4x2R DDR5-3600
Tính năng đồ họa:

Graphics Model: AMD Radeon™ Graphics
Graphics Core Count: 2
Graphics Frequency: 2200 MHz
GPU Base: 400 MHz
Công nghệ hỗ trợ:

AMD EXPO™ Technology
AMD Ryzen™ Technologies

Ryzen 9 7950HX

Số nhân (Cores): 16.

Số luồng (Threads): 32.

Tốc độ xử lý: Xung cơ bản 4.5GHz, xung tối đa 5.7GHz.

L1 Cache: 64K.

L2 Cache: 1MB.

L3 Cache: 64MB.

Mở khóa để ép xung: Có.

Công nghệ xử lý cho lõi CPU TSMC: 5nm FinFET.

Socket: AM5.

TDP – Điện năng tiêu thụ: 170W – 230W.

3.2. CPU Ryzen 7

Ryzen 7 hoàn toàn ăn đứt nhiều dòng CPU Mid High-end hiện nay
Ryzen 7 hoàn toàn ăn đứt nhiều dòng CPU Mid High-end hiện nay

Như trong các bài viết trước đó, Khóa Vàng cũng đã chia sẻ về dòng CPU Ryzen 7 này. Đây có thể nói là dòng CPU mạnh nhất hiện nay, lại tối ưu hóa nhất về mặt tài chính, hợp túi tiền của đại đa số người tiêu dùng. So với các dòng CPU Ryzen 9 bên trên thì Ryzen 7 không hề thua kém chứ nào. Nếu bạn đang muốn build một cấu hình pc mạnh nhất hiện nay, tối ưu hóa chi phí nhất thì hãy tham khảo các con CPU Ryzen 7 này:

Tên CPU Thông số
Ryzen 7 7700X

Số nhân (Cores): 8.

Số luồng (Threads): 16.

Tốc độ xử lý: Xung cơ bản 4.5GHz, xung tối đa 5.4GHz.

Bộ nhớ đệm L2: 8 MB.

Bộ nhớ đệm L3: 32 MB.

Mở khóa để ép xung: Có.

Công nghệ xử lý cho lõi CPU TSMC: 5nm FinFET

Socket AM5: 

Phiên bản PCI Express 
PCIe® 5.0
Giải pháp tản nhiệt (PIB): Không có sẵn

Điện năng tiêu thụ mặc định: 105 W

Bộ nhớ hỗ trợ: 

Loại: DDR5.
Kênh: 2.
Tốc độ bộ nhớ tối đa: 

2x1R DDR5-5200.
2x2R DDR5-5200.
4x1R DDR5-3600.
4x2R DDR5-3600.
Công nghệ hỗ trợ:

AMD "Zen 4" Core Architecture.

Ryzen 7 7700

Số nhân (Cores): 8.

Số luồng (Threads): 16.

Tốc độ xử lý: Xung cơ bản 4.0GHz, xung tối đa 5.0GHz.

Bộ nhớ đệm L1: 512 KB.

Bộ nhớ đệm L2: 8 MB.

Bộ nhớ đệm L3: 96 MB.

Mở khóa để ép xung: Có.

Công nghệ xử lý cho lõi CPU TSMC: 5nm FinFET.

Socket AM5: 

PCIe® 5.0.
Giải pháp tản nhiệt (PIB): Không có sẵn

Điện năng tiêu thụ mặc định: 120 W

Bộ nhớ hỗ trợ: 

Loại: DDR5.
Kênh: 2.
Tốc độ bộ nhớ tối đa: 

2x1R DDR5-5200.
2x2R DDR5-5200.
4x1R DDR5-3600.
4x2R DDR5-3600.
Công nghệ hỗ trợ:

AMD EXPO™ Technology.
AMD Ryzen™ Technologies.

Ryzen 7 7800X3D

Số nhân (Cores): 8.

Số luồng (Threads): 16.

Tốc độ xử lý: Xung cơ bản 4.2GHz, xung tối đa 5.0GHz.

Bộ nhớ đệm L1: 512 KB.

Bộ nhớ đệm L2: 8 MB.

Bộ nhớ đệm L3: 96 MB.

Mở khóa để ép xung: Có.

Công nghệ xử lý cho lõi CPU TSMC: 5nm FinFET.

Socket AM5: 

PCIe® 5.0.
Giải pháp tản nhiệt (PIB): Không có sẵn

Điện năng tiêu thụ mặc định: 120 W

Bộ nhớ hỗ trợ: 

Loại: DDR5.
Kênh: 2.
Tốc độ bộ nhớ tối đa: 

2x1R DDR5-5200.
2x2R DDR5-5200.
4x1R DDR5-3600.
4x2R DDR5-3600.
Công nghệ hỗ trợ:

AMD EXPO™ Technology.
AMD Ryzen™ Technologies.

4. CPU Apple

Nếu chỉ xét về mặt hiệu năng thì CPU Apple không thua kém gì so với những nhà khác. Đặc biệt, chỉ tiếng riêng về CPU dành riêng cho các dòng laptop thì Apple có thể xem là CPU mạnh nhất thế giới. Khóa vàng sẽ tư vấn cho anh em những con CPU mạnh nhất hiện nay của nhà Apple để bạn thuận tiện lựa chọn hơn.

4.1 CPU M1 Ultra

M1 Ultra đang là con chip mạnh nhất của nhà Apple
M1 Ultra đang là con chip mạnh nhất của nhà Apple

CPU M1 Ultra là chiếc CPU mạnh nhất hiện nay của nhà Apple, thuộc dạng chip SoC (System on a Chip) được phát triển riêng cho Mac Studio. Về cơ bản, bộ vi xử lý này là một bước chuyển giao, kết hợp giữa M1 Max và M1 Pro. Tất cả mọi thứ đã được tối ưu hóa, đem lại hiệu năng gấp đôi so với con chip M1 Max. Từ RAM, GPU, tốc độ xử lý, lượng cache,... đều được tăng đáng kể.

CPU M1 Ultra
Số nhân 20
Số luồng 20
Tốc độ xử lý 2.5TB/s
Bộ nhớ hỗ trợ tối đa 128GB
Loại bộ nhớ DDR5, DDR4
Cấu trúc 5 nm Ultra Fusion Architecture
Nhân GPU Tối đa 64 nhân + 32 nhân Neural Engine
Công kết nối Thunder 4

4.2 CPU M1 Max

M1 Max thua M1 Ultra một nửa hiệu năng nhưng vẫn đáng gờm
M1 Max thua M1 Ultra một nửa hiệu năng nhưng vẫn đáng gờm

Dù có sức mạnh thua kém M1 Ultra khá nhiều nhưng sức mạnh của chiếc CPU M1 Max vẫn vô cùng đáng kể. Trước khi chiếc M1 Ultra được ra mắt thì M1 Max mới là chiếc CPU mạnh nhất của nhà Apple. Tính đến thời điểm hiện tại, dù nhiều dòng CPU mới đã được ra mắt nhưng chiếc CPU M1 Max vẫn là vô đối trong tầm giá. Bên dưới đây là một vài thông số chi tiết.

CPU M1 Max
Số nhân 10
Số luồng 10
Tốc độ xử lý 400Gb/s
Bộ nhớ hỗ trợ tối đa 64GB
Loại bộ nhớ DDR5, DDR4
Cấu trúc 5 nm
Nhân GPU Tối đa 32 nhân
Cổng kết nối Thunder 4

4.3 CPU M1 Pro

CPU M1 Pro cũng là một sự lựa chọn không tối chí nào. Dù có hơi lỗi thời khi con chip này đã được ra mắt khá lâu. Thế nhưng hiệu năng của con CPU M1 Pro vẫn xứng đáng với danh xung CPU mạnh nhất hiện nay vào các năm trước đây. Thật sự thì CPU M1 Pro vẫn thừa sức giúp bạn làm việc với các phần mềm nặng đô như Ai, Photoshop, After Effect,... một cách khá ổn.

CPU M1 Pro
Số nhân 10
Số luồng 10
Tốc độ xử lý 200Gb/s
Bộ nhớ hỗ trợ tối đa 32GB
Loại bộ nhớ DDR5, DDR4
Cấu trúc 5 nm
Nhân GPU Tối đa 16 nhân, 10 nhân Neural Engine
Cổng kết nối Thunder 4
M1 Pro được cân bằng về mặt hiệu năng và giá thành
M1 Pro được cân bằng về mặt hiệu năng và giá thành

4.4 CPU M2

CPU M2 là chiếc CPU thuộc phân khúc giá rẻ vừa được nhà Apple trình làng mới đây. Con chip này dù thuộc thế hệ mới nhưng vẫn khá thọt so với các con chip M1 Pro, M1 Max,... kể trên. Đổi lại thì hiệu năng P/P của con CPU này lại vô địch trong phân khúc bình dân. Không ngoa thì đây là con CPU mạnh nhất hiện nay với giá thành hợp lý nhất.

CPU M2
Số nhân 8
Số luồng 10
Tốc độ xử lý 100Gb/s
Bộ nhớ hỗ trợ tối đa 24GB
Loại bộ nhớ LPDDR5
Cấu trúc 5 nm
Nhân GPU Tối đa 10 nhân, 18 nhân Neural Engine
Cổng kết nối Thunder 4

 

CPU M2 đã được cải tiến hơn nhiều so với M1
CPU M2 đã được cải tiến hơn nhiều so với M1

5. Tổng kết 

Với những con CPU mạnh nhất hiện nay bên trên, Khóa Vàng tin chắc rằng bạn sẽ build được cấu hình máy tính mạnh nhất hiện nay với mức giá tốt nhất, tối ưu hóa P/P. Mỗi dòng chip của các nhà sẽ có những ưu nhược, điểm riêng. Bạn chỉ cần chọn ra đúng con chip phù hợp nhất với nhu cầu, công việc của bản thân thì sẽ có được chiếc PC mạnh nhất.

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan

TOP 10 laptop đáng mua nhất cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Top 10 laptop dành cho học sinh, sinh viên chất lượng tốt nhất 2023
Sinh viên năm nhất có nên mua laptop? Top 10 laptop phù hợp dành cho sinh viên 2023